Khẩu độ máy ảnh là gì?

  1. Home
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. Phân tích chiến lược xây dựng kênh TikTok “Trùm Volvo” – Từ con số 0…
Khẩu độ máy ảnh là gì?

Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHẨU ĐỘ MÁY ẢNH

Khẩu độ là một trong ba yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh, bên cạnh tốc độ màn trập và ISO. Trong 3 yếu tố trên, có thể nói khẩu độ là yếu tố quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng đến độ sáng của hình ảnh và độ sâu trường ảnh. Bài viết sau là tất cả những gì bạn cần biết về thông số này của máy ảnh!

I. Khẩu độ máy ảnh là gì?

Khẩu độ máy ảnh (Aperture) có thể được định nghĩa là độ mở lỗ trong ống kính cho phép ánh sáng đi qua để vào máy ảnh. Đây là một khái niệm dễ hiểu nếu bạn liên tưởng đến cách mắt người hoạt động. Khi bạn di chuyển giữa môi trường sáng và tối, mống mắt trong mắt sẽ giãn ra hoặc co lại để kiểm soát kích thước của đồng tử.

Trong nhiếp ảnh, “đồng tử” của ống kính được gọi là khẩu độ. Bạn có thể thu nhỏ hoặc mở rộng kích thước của khẩu độ để cho phép nhiều hoặc ít ánh sáng hơn đi vào cảm biến máy ảnh. Hình ảnh dưới đây minh họa một aperture trong ống kính:

Khẩu độ máy ảnh là gì?

Chỉ số khẩu độ trong nhiếp ảnh ta thường được biết biểu thị bằng đơn vị “f-stop” ví dụ f-8; f-10. Số càng lớn thì tương đương với độ mở khẩu càng nhỏ. Ngoài ra để biểu thị khẩu độ còn có một loại khác là T-stop, bạn có thể tìm hiểu thêm ở một bài viết khác của chúng mình.

Khẩu độ có thể tạo chiều sâu cho bức ảnh của bạn bằng cách kiểm soát độ sâu trường ảnh. Phần này sẽ rõ hơn khi tiến đến phần sau của bài đọc

Ngoài ra, khẩu độ bạn chọn cũng ảnh hưởng đến độ phơi sáng của ảnh bằng cách làm cho chúng sáng hơn hoặc tối hơn.

II. Khẩu độ ảnh hưởng như thế nào đến độ sáng?

Khẩu độ có nhiều ảnh hưởng đến bức ảnh chụp của bạn. Có lẽ tác động rõ ràng nhất là độ sáng, hay còn gọi là độ phơi sáng của hình ảnh. Khi kích thước khẩu độ thay đổi, nó điều chỉnh lượng ánh sáng tổng thể đi vào cảm biến máy ảnh – từ đó ảnh hưởng đến độ sáng của bức ảnh.

Khẩu độ lớn (mở rộng) sẽ cho phép nhiều ánh sáng đi qua, làm cho bức ảnh sáng hơn. Ngược lại, khẩu độ nhỏ sẽ hạn chế ánh sáng, khiến bức ảnh tối hơn.

Khẩu độ máy ảnh là gì?

Trong môi trường tối – chẳng hạn như trong nhà hoặc vào ban đêm – bạn có thể sẽ muốn chọn khẩu độ lớn để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể. Điều này tương tự như cách đồng tử của con người giãn ra khi trời tối; đồng tử chính là khẩu độ của đôi mắt chúng ta.

III. Khẩu độ máy ảnh tác động như thế nào đến độ sâu trường ảnh.

Một tác động quan trọng khác của khẩu độ máy ảnh là độ sâu trường ảnh. Độ sâu trường ảnh là phần của bức ảnh xuất hiện sắc nét từ trước ra sau. Một số hình ảnh có độ sâu trường ảnh “nông” hoặc “mỏng”, nơi hậu cảnh hay tiền cảnh hoàn toàn bị mờ. Những hình ảnh khác có độ sâu trường ảnh “lớn” hoặc “sâu”, nơi cả tiền cảnh và hậu cảnh đều sắc nét.

Khẩu độ máy ảnh là gì?

Hãy nhớ: khẩu độ lớn dẫn đến lượng xoá phông nhiều hơn. Điều này thường được ưa chuộng trong nhiếp ảnh chân dung hoặc chụp các đối tượng mà bạn muốn làm nổi bật. Đôi khi, bạn có thể đặt vật thể trước chủ thể tạo hiệu ứng mờ tiền cảnh, giúp làm nổi bật chủ thể. Ví dụ hãy nhìn vào bức ảnh sau:

Khẩu độ máy ảnh là gì?
Hiệu ứng xoá phông cực rõ khi background bị mờ và còn rất ít chi tiết, có thể nói gần như là không có

Ngược lại, khẩu độ nhỏ sẽ làm giảm độ mờ hậu cảnh, lý tưởng cho một số thể loại nhiếp ảnh như phong cảnh và kiến trúc. Ví dụ, trong ảnh phong cảnh, bạn có thể sử dụng khẩu độ nhỏ để đảm bảo cả tiền cảnh và hậu cảnh đều sắc nét từ trước ra sau.

Khẩu độ máy ảnh là gì?
Tác giả mở khẩu f14 để lấy được mọi chi tiết của không gian chủ thể

Sau đây là một ví dụ để bạn hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của khẩu độ đến độ sâu trường ảnh khi chụp cùng một vật thể:

Khẩu độ máy ảnh là gì?

IV. Một số tác động khác

Khẩu độ còn có tác động đến độ nét của hình ảnh. Các ống kính thường đạt được độ nét tối ưu nhất ở f4; f5.6 hoặc f8 phụ thuộc vào khẩu độ tối đa của lens. Và thường bị mất chi tiết khi ở mức khẩu độ rất nhỏ như f16 hay f32. Tuy nhiên bạn không cần phải phân vân nên chọn khẩu độ nét nhất hay chọn khẩu độ tối đa, nếu muốn có độ xoá phông cao hãy đừng ngần ngại chọn mức khẩu độ tối đa do mức chênh lệch độ sắc nét không quá đáng kể giữa 2 mức khẩu độ này. Tuy nhiên tại mức khẩu rất nhỏ thì mất chi tiết là một vấn đề đáng để lo ngại!

Khẩu độ máy ảnh là gì?

Một điều rất thú vị mà có lẽ các nhiếp ảnh gia phong cảnh sẽ thấy hứng thú đó là hiệu ứng tia nắng. Mức khẩu độ nhỏ như f14 hay f16 khi chụp trong điều kiện trời nắng sẽ thu được hiệu ứng tia nắng cực kì thú vị và bắt mắt.

Khẩu độ máy ảnh là gì?

V. Cách lựa chọn khẩu độ và set up máy ảnh.

Như bài viết chúng mình đã đề cập ở trên, các bạn có thể thấy: Trong 3 yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của máy ảnh. Khẩu độ là thông số duy nhất tác động đến độ sâu trường ảnh và đồng thời giúp tăng sáng mà không ảnh hưởng đến motion blur và noise như 2 yếu tố còn lại. Vì vậy Tách Tách gợi ý bạn nên set up thông số máy ảnh theo các bước sau:

  1. Chọn độ sâu trường ảnh (độ xoá phông) mà bạn muốn. 
  2. Set up khẩu độ theo ý muốn
  3. Chỉnh tốc độ màn trập để đạt được mước đo sáng mong muốn
  4. Nếu tốc quá chậm khiến cho ảnh dễ bị nhoè, hãy tăng ISO lên và giữ tốc độ màn trập ở mức phù hợp.

Đây chỉ là các bước tham khảo cho người mới, nếu bạn ưu tiên motion blur hay độ nhiễu, thì hoàn toàn có thể chỉnh sửa khẩu độ sau khi đã chỉnh tốc độ màn trập và ISO.

Còn nếu bạn chưa sẵn sàng tự set up thông số với Manual Mode của máy ảnh. Không sao, hầu như mọi máy ảnh đều cho chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperture-priority mode) thường được kí hiệu là “A” hay “Av” trên máy ảnh. Chế độ này sẽ tự động điều chỉnh ISO và tốc độ màn trập để đạt được mức đo sáng mục tiêu tại mức khẩu độ mà bạn mong muốn.

 

Khẩu độ máy ảnh là gì?

 

VI. Khẩu độ tối đa và tối thiểu

Mỗi ống kính đều có giới hạn về khẩu độ lớn nhất và nhỏ nhất mà nó có thể đạt được. Nếu bạn xem phần thông số kỹ thuật của ống kính, bạn sẽ thấy rõ được khẩu độ tối đa và tối thiểu mà ống kính đó hỗ trợ.

Đối với hầu hết mọi người, khẩu độ tối đa mới là yếu tố quan trọng nhất, vì nó cho biết ống kính có thể thu được bao nhiêu ánh sáng ở mức tối đa – hay nói cách khác, bạn có thể chụp được trong môi trường tối đến mức nào, và hiệu ứng xóa phông (shallow focus) mà bạn có thể đạt được sẽ ra sao.

Một ống kính có khẩu độ tối đa là f/1.4 hoặc f/1.8 được gọi là ống kính “nhanh” (fast lens), vì nó có thể cho nhiều ánh sáng đi qua hơn so với một ống kính có khẩu độ tối đa “chậm” như f/4.0. Đó cũng là lý do tại sao những ống kính có khẩu độ lớn thường đắt tiền hơn. 

Ngược lại, khẩu độ tối thiểu thường không quá quan trọng, vì hầu hết các ống kính hiện đại đều có thể đóng khẩu ít nhất xuống mức f/16. Trong nhiếp ảnh thường ngày, bạn sẽ hiếm khi cần nhỏ hơn mức đó.

Với một số ống kính zoom, khẩu độ tối đa có thể thay đổi theo tiêu cự. Ví dụ, với ống kính Nikon 18-55mm f/3.5-5.6 AF-P, khẩu độ lớn nhất thay đổi dần từ f/3.5 ở đầu góc rộng đến f/5.6 ở đầu tiêu cự dài. Những ống kính zoom cao cấp hơn thường giữ nguyên khẩu độ lớn nhất suốt dải zoom, chẳng hạn như Sony 16-35 f2.8 GM.

Khẩu độ máy ảnh là gì?

Ngoài ra, các ống kính prime (cố định tiêu cự) thường có khẩu độ tối đa lớn hơn so với ống kính zoom – đó cũng là một trong những ưu điểm lớn nhất của dòng prime.

Khẩu độ tối đa của một ống kính quan trọng đến mức nó thường được ghi ngay trong tên ống kính. Đôi khi nó được viết bằng dấu hai chấm thay vì dấu gạch chéo, nhưng ý nghĩa là như nhau (ví dụ: Nikon 50mm 1:1.4G).

Kết luận

Khẩu độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh, và có thể nói là thiết lập quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra một bức ảnh đẹp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh trong bức ảnh của bạn, nhưng bạn sẽ nhanh chóng làm quen với cách điều chỉnh và sử dụng nó.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khẩu độ một cách dễ dàng và rõ ràng.

Hãy follow Tách TáchFanpage để biết thêm được nhiều kiến thức

LET'S COLLABORATE

LET'S WORK TOGETHER

Nhận tư vấn từ chuyên gia